CEO là gì | CEO viết tắt của từ gì | CEO là ai | CEO làm gì

Vài năm trở lại đây cộng đồng khởi nghiệp Việt thường xuyên bắt gặp cụm từ CEO, Founder tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu CEO là gì, nó được viết tắt cho cụm từ gì, tên tiếng Anh đầy đủ của CEO là gì… và cả Founder  cũng vậy.

Thế kỷ 21 – kỷ nguyên của hội nhập kinh tế quốc tế mỗi người chúng ta cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong mỗi mảng, mỗi chuyên ngành mà mình làm nhất là khi bạn đã trở thành một CEO.

[CEO là gì] CEO có tên đầy đủ là Chief Executive Officer – nghĩa là Giám đốc điều hành, người giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị đưa ra. Ở những tập đoàn có tổ chức chặt chẽ, các bạn sẽ thấy Chủ tịch Hội đồng quản trị thường đảm nhận luôn chức vụ CEO.

Trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và khởi nghiệp nói riêng càng đòi hỏi điều này cao cấp hơn; không có một doanh nhân thực thụ nào mà lại ít hiểu biết về bản thân, vai trò, nghề nghiệp của mình và khi họ đã trở thành CEO của một đơn vị nào đó họ sẽ cố gắng làm tốt, làm suất sắc nhiệm vụ của mình.

TÓM TẮT KHÁI NIỆM CEO

– CEO là viết tắt của Chief Executive Officer
– Dịch ra tiếng Việt CEO nghĩa là Giám đốc điều hành
– Người thực hiện những chính sách của Hội đồng quản trị (HĐQT)
– Ở một số tập đoàn Chủ tịch HĐQT thường đảm nhiệm vị trí CEO luôn

CÔNG VIỆC CỦA CEO LÀ GÌ

Tùy thuộc vào đặc thù công việc, loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh mà công việc của mỗi CEO có thể khác nhau tuy nhiên về cơ bản chúng bao gồm những nhóm công việc sau:

1. Hoạch định/chiến lược chung
2. Quản trị
3. Marketing/PR
4. Kinh doanh/hoạt động trao đổi sản phẩm
5. Nhân sự
6. Tài chính
7. Kiểm soát
8. Báo cáo

1. Hoạch định/chiến lược chung

– Công việc đầu tiên của một CEO chính là hoạch định đường lối, chiến lược cho công ty bằng cách phối hợp với Ban điều hành/hội đồng quản trị xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn.
– Điều hành các Phòng/Ban/đơn vị để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu đáp ứng các yêu cầu mà Ban điều hành/hội đồng quản trị xây dựng như: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn…

2. Quản trị

Một CEO không có khả năng quản trị là một CEO tồi chính vì thế công việc của CEO chính là phải quản trị, giám sát tiến độ công việc chung và đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn những giải pháp, chiến lược… có phát sinh trong khi thực hiện với Ban điều hành/hội đồng quản trị để đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả. Một khái niệm khác khiến nhiều người nhầm lẫn chính là Founder – người sáng lập; bạn đọc có thể tham khảo bài viết Founder là gì để tìm hiểu thêm về thuật ngữ này.

3. Marketing/PR

Ngày nay các hoạt động Marketing/PR là tối cần thiết nhất là những doanh nghiệp dịch vụ và dĩ nhiên công việc tiếp theo của một CEO chính là:

  • Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu Marketing/PR dài, trung và ngắn hạn; đánh giá định kỳ các kênh Marketing/PR cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Chỉ đạo các công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch Marketing/PR nhằm đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Định kỳ đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động Marketing/PR mỗi giai đoạn, sự thay đổi phụ thuộc vào thực tiễn.

4. Kinh doanh/hoạt động trao đổi sản phẩm

Không có một doanh nghiệp nào không có sản phẩm kinh doanh chính vì thế công việc của mỗi CEO chính là phải đảm nhiệm các hoạt động kinh doanh/trao đổi/phát triển sản phẩm của doanh nghiệp mình bằng cách:

Công việc của CEO là gì ?
  • Định hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng/quảng bá/trao đổi/phát triển sản phẩm.
  • Phối hợp với Ban điều hành/hội đồng quản trị để hoạch định, xây dựng tiêu chuẩn cho từng kênh bán hàng/trao đổi/phát triển sản phẩm.
  • Thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động kinh doanh.

5. Nhân sự

Nhân sự là điều làm nên một công ty chính vì thế công việc của CEO buộc phải làm chính là: Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự; xây dựng cơ chế lương, khen thưởng…

Sudar Pichai: CEO đương nhiệm của Google

6. Tài chính

Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí; lên kế hoạch xây dựng ngân sách, định mức chi phí.

7. Kiểm soát

Với 06 hoạt động kể trên tới hoạt động thứ 7 công việc của CEO chính là phải kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có thể đưa ra các phương án giải quyết và thực hiện công việc báo cáo Ban điều hành/hội đồng quản trị.

8. Báo cáo

CEO cần phải báo cáo với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành/hội đồng quản trị theo quy định của công ty hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc…

Trên đây chúng tôi đã đưa ra khái niệm CEO là gì đồng thời nêu những công việc của một CEO cần phải làm. Hiện khá nhiều người hiểu lầm và không phân biệt được CEO với SEO –  đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau (bạn đọc tham khảo thêm bài viết SEO là gì để biết chi tiết).

Viết một bình luận