Vốn là gì | Khái niệm Vốn

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế vốn là một trong những khái niệm không thể tách rời, chúng có lịch sử hình thành và phát triển cùng với chiều dài của sự phát triển chung giữa các nhóm ngành và thường xuyên được nhắc đi nhắc lại. Vậy vốn là gì ? nó có đồng nghĩa và chỉ có ở ngân hàng hay không ?

Hiện nay có khá nhiều khái niệm về Vốn chúng tôi sẽ thống kê và tổng hợp lại những khái niệm sát nhất, được sử dụng phổ biến nhất để trả lời cho câu hỏi vốn là gì; cụ thể cần chia vốn theo 2 hướng: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

[Vốn là gì] Theo nghĩa hẹp: vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.

Ví dụ: bạn đang có 1 triệu đó là vốn, doanh nghiệp của bạn đang có 1 tỷ đó là vốn, quốc gia bạn sinh sống có nguồn ngân sách 1 tỷ đô đó là… vốn.

[Vốn là gì] Theo nghĩa rộng: vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như  tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp. Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn phức tạp nhất là khi nước ta trình độ quản lý kinh tế còn chưa cao và pháp luật chưa hoàn chỉnh.

Nếu xét như trên vẫn chưa đủ, bạn đọc vẫn còn thắc mắc vốn là gì có thể xem tiếp các quan điểm sau của những nhà kinh tế học, kinh tế chính trị nổi tiếng xem họ đưa ra quan điểm vốn là gì, vốn được hiểu như thế nào ?

[Vốn là gì] Theo quan điểm của Mác: vốn (tư bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất, không phải là phạm trù vĩnh viễn. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. 

Cụ thể hơn: Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Mác chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,¼) mà giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm. Còn tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức lao động, trong quá trình sản xuất thay đổi về lượng, tăng lên do sức lao động của hàng hoá tăng.

[Vốn là gì] Theo David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused trong cuốn Kinh tế học: vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ khác. Ngoài ra còn có vốn tài chính. Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này đã cho thấy nguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, nhưng hạn chế cơ bản là chưa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn.

Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng:[Vốn là gì] Vốn có nghĩa là phần lượng sản phẩm tạm thời phải hi sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong tương  lai. Quan điểm này chủ yếu phản ánh động cơ về đầu tư nhiều hơn là nguồn vốn và biểu hiện của nguồn vốn. Do vậy quan điểm này cũng không đáp ứng được nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như phân tích vốn.

Trên đây là một số khái niệm, quan điểm lý giải thế nào là vốn, vốn là gì. Theo quan điểm của chúng tôi bạn đọc nên hiểu vốn theo 2 nghĩa rộng và hẹp là đủ, các ý kiến của các nhà kinh tế học đa phần chỉ cụ thể chứ không bao quát tuy nhiên nếu cần tính cụ thể hãy sử dụng chúng.

Viết một bình luận