Copywriter là gì | Copywriter là ai | Copywriter làm gì

Copywriter là một trong những thuật ngữ mới, chúng vừa được sử dụng để chỉ một công việc, một nghề nghiệp, một lĩnh vực hoặc một người nào đó… nếu bạn đọc chưa biết Copywriter là gì thì những thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây sẽ giúp ích cho bạn đọc rất nhiều.

Copywriter hay Copy writer cũng là nó. Nhiều người sử dụng cả từ Copywriting tuy nhiên theo chúng tôi không nên sử dụng Copywriting đồng nghĩa với Copywriter bởi về mặt ngữ nghĩa Copywriter bao hàm cả Copywriting. Vậy cụ thể hơn Copywriter là gì, Copywriter là ai, Copywriter là nghề gì; dưới đây là khái niệm Copywriter.

[Copywriter là gì] Copywriter là một từ ghép có cấu trúc Copy + Writer trong đó Copy chỉ nội dung (lời) của một sản phẩm số nào đó (bài viết, bản tin, phóng sự, quảng cáo…) còn Writer là người viết. Tựu chung lại Copywriter có nghĩa là người viết nội dung, lời thoại, kịch bản… của các bài viết, bản tin, phóng sự, quảng cáo; Copywriter thường cộng tác với Art Director và Creative Director trong công việc.

Thông thường các bạn Copywriter là người chịu trách nhiệm viết nội dung trên nền đã có hoặc có thể sáng tạo mới hoàn toàn theo những phong cách khác nhau. Khái niệm Copywriter thường được sử dụng trong lĩnh vực Quảng cáo, Truyền thông, Maketting, sáng tạo nội dung số và để bạn đọc dễ ghi nhớ Copywriter là gì chúng tôi xin được tóm tắt lại khái niệm này.

TÓM TẮT KHÁI NIỆM COPPYWRITER

– Copywriter là một từ ghép có cấu trúc Copy + Writer
+ Copy chỉ nội dung (lời) của một sản phẩm số
+ Writer là người viết
– Copywriter có nghĩa là người viết nội dung, lời thoại, kịch bản…
– Copywriter thường cộng tác với Art Director và Creative Director

Một Copywriter thông thường sẽ được bố trí tổ chức để họ hoạt động như là một thành viên trong một nhóm khi tiến hành các hoạt động, chiến dịch quảng cáo; để tương tác với Copywriter chúng ta sẽ phải thông qua một vị trí là Art Director hay còn được gọi là giám đốc sáng tạo (nghe oách quá phải không nào).

Quả thật là như vậy bởi lẽ công việc của một Copywriter buộc họ phải có trách nhiệm làm sao đó để có thể thể hiện phần ngôn ngữ bằng lời thoại, câu văn, con chữ tốt nhất đối với các sản phẩm của mình và giám đốc sáng tạo (Art Director) sẽ giúp “hô biến” nó thành những sản phẩm có thể là hình ảnh hay âm thanh nhằm thôi thúc, tăng khả năng kêu gọi được sự chú ý từ phía người tiếp nhận chúng. Xét trên mối tương quan thì cả hai vị trí này có mối quan hệ ràng buộc nhau và họ đều phải sáng tạo hết sức mới có được hiệu quả, sức thuyết phục, lan tỏa.

Khi xét trên một phương diện độc lập thì Copywriter là ai, họ có thể làm việc độc lập được không. Câu trả lời là có. Một Copywriter thực thụ, chuyên nghiệp, tài năng hoàn toàn có thể làm việc độc lập để đưa ra những sản phẩm của riêng mình thậm chí họ có thể tự làm cho chính mình hoặc “bắt cá nhiều tay” cùng một lúc làm cho nhiều khách hàng điển hình là nhận việc theo dạng Freelancer vì Freelancer tạo ra một trường mở rất chủ động, thoải mái thời gian và tự do sáng tạo.

Trong bài viết gần đây chúng tôi đã đề cập tới khái niệm Freelancer – đây là một thuật ngữ mới và là xu hướng làm việc trong tương lai. Để hiểu sâu hơn về nó bạn đọc có thể tham khảo bài viết Freelancer là gì mà Thuatngu.org đã thực hiện.

Đôi khi họ cũng chỉ là một nhân viên bình thường phải viết Slogan, Email, Direct Mail, Leaflets, Brochures (phiếu giảm giá), Newsletter (tin nội bộ, tin định kỳ) hay mẫu quảng cáo (Press Ads), nội dung web… mà chúng ta có thể thấy trong các công ty quảng cáo, PR, đài phát thành, đài truyền hình, tòa báo hoặc tạp chí… nhiều người đặt ra câu hỏi PR là gì mà cần tới Copywriter làm việc và để trả lời cho câu hỏi này bạn đọc có thể tham khảo lại bài viết PR là gì mà Thuatngu.org đã thực hiện trước đó.

Không chỉ có nhầm lẫn nhỏ như vậy mà nghề Copywriter cũng được hiểu lầm với Technical Writer hay Copyright bởi nó được phát âm “la lá” giống nhau tuy nhiên Copyright với Copywriter là 2 lĩnh vực hoàn toàn… khác nhau nó không dễ bị nhầm như Copywriter với Technical Writer.

Để phân biệt Copywriter với Technical Writer chúng tôi xin trích dẫn khái niệm công việc cũng như ví dụ của một người làm Technical Writer: Technical Writer là người viết các hướng dẫn kỹ thuật nhằm mục đích hướng dẫn người đọc sử dụng chúng. Ví dụ: Người làm Copywriter sẽ viết quảng cáo để bán một chiếc điện thoại thông minh còn Technical Writer sẽ viết hướng dẫn sử dụng chiếc điện thoại đó.

Copywriter hiện là một trong những nghề được yêu thích của giới trẻ, type người năng động, thích khám phá, sáng tạo, bứt phá… trên thế giới có một số Copywriter tên tuổi được yêu thích như: Robert W. Bly, David Ogilvy, Gary Bencivenga, William Bernbach, Larry Owen, Dominik Bjegovic, Clayton Makepeace, Jay Abraham

Tại Việt Nam Copywriter vừa là một nghề, một lĩnh vực và cũng là một danh từ chung chỉ công việc của một ai đó. Chẳng hạn như tôi – người viết nội dung này chuyển tới các bạn để các bạn hiểu được Copywriter là gì, Copywriter là ai, Copywriter là nghề gì… bằng văn phong, lối diễn đạt, phong cách trình bày, sử dụng hình ảnh… và dĩ nhiên về mặt ngữ nghĩa tôi cũng đang là một Copywriter!

Viết một bình luận